Các Chỉ Dẫn Khi Xuất Viện Cho Sốc Phản Vệ

Quý vị đã được chẩn đoán bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng được gọi là sốc phản vệ hoặc phản vệ. Phản ứng này thường xảy ra trong vòng vài phút tiếp xúc với chất gây dị ứng. Nhưng nó có thể bị trì hoãn trong nhiều giờ. Nguyên nhân phổ biến của sốc phản vệ bao gồm:

  • Thực phẩm như sữa, trứng hoặc đậu phộng

  • Các loại thuốc như penicillin

  • Thuốc nhuộm cản quang IV (tiêm tĩnh mạch) được sử dụng cho một số loại X quang và chụp quét

  • Ong đốt

  • Sản phẩm cao su Latex

Các triệu chứng của sốc phản vệ có thể bao gồm:

  • Ho, khò khè hoặc khó thở

  • Cổ họng ngứa, co thắt hoặc khó nuốt

  • Nôn hoặc tiêu chảy

  • Đỏ, ngứa phát ban (nổi mề đay) hoặc sưng

  • Chóng mặt, nhầm lẫn hoặc bất tỉnh vì huyết áp giảm đột ngột

  • Ít ôxy đến não và các cơ quan khác, và cơ thể quý vị bị sốc

Nếu không được điều trị nhanh chóng, sốc phản vệ có thể gây tử vong.

Chăm sóc tại gia

Trong một số ít trường hợp, sốc phản vệ có thể quay trở lại trong vòng 24 đến 48 giờ. Không có cách nào để dự đoán nếu điều này sẽ xảy ra. Gọi 911 ngay nếu triệu chứng sốc phản vệ của quý vị quay trở lại.

Lời khuyên để chăm sóc tại gia bao gồm:

  • Hỏi nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị về việc mang dụng cụ tiêm epinephrine tự động. Đây là một liều tiêm epinephrine (adrenaline). Thuốc này sẽ giúp ngăn chặn phản ứng dị ứng cho đến khi quý vị có thể nhận trợ giúp y tế.

  • Yêu cầu nhà cung cấp của quý vị một Kế hoạch Hành động về Sốc phản vệ.

  • Tìm hiểu làm thế nào để dùng dụng cụ tiêm epinephrine tự động của quý vị. Có nhiều loại dụng cụ tiêm khác nhau. Mỗi loại sẽ đi kèm với hướng dẫn. Nhưng đồng thời đề nghị nhà cung cấp hoặc dược sĩ của quý vị chỉ cho quý vị cách sử dụng.

  • Luôn mang theo 2 dụng cụ tiêm epinephrine tự động. Đôi khi quý vị cần tiêm liều thứ hai sau 5 đến 15 phút nếu các triệu chứng của quý vị không đỡ hơn hoặc bắt đầu quay trở lại.

  • Kiểm tra ngày hết hạn của dụng cụ tiêm epinephrine tự động của quý vị thường xuyên. Đừng để chúng trong xe. Chúng có thể bị quá nóng hoặc đóng băng.

  • Tránh xa những thứ gây ra phản ứng dị ứng của quý vị bất cứ khi nào có thể.

  • Nếu quý vị bị dị ứng thực phẩm, luôn hỏi về thành phần khi ăn thực phẩm do người khác làm. Tại một nhà hàng, nói với người phục vụ về các loại dị ứng thực phẩm của quý vị. Đọc tất cả các nhãn thực phẩm cho dị ứng của quý vị.

  • Đeo vòng đeo tay nhận dạng y tế với thông tin về dị ứng của quý vị. Hỏi nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe xem cách lấy một cái.

  • Nói với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của quý vị phải làm gì nếu quý vị bị dị ứng nặng. Bao gồm:

    • Cách dùng dụng cụ tiêm epinephrine tự động. Bảo họ tiêm cho quý vị nếu quý vị không thể.

    • Cách đặt quý vị khi bị phản ứng. Quý vị nên nằm xuống với hai chân giơ lên.

    • Khi nào nên gọi 911. Họ nên gọi ngay.

    • Khi nào bắt đầu CPR. Họ nên bắt đầu hô hấp nhân tạo nếu quý vị ngừng thở.

  • Nói với tất cả các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị về các loại dị ứng của quý vị.

Chăm sóc theo dõi

Lấy hẹn khám theo dõi với nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị.

Gọi 911

Gọi 911 ngay nếu quý vị bị:

  • Ngất xỉu hoặc mất ý thức

  • Mạch nhanh

  • Khó thở hoặc thở khò khè

  • Buồn nôn hoặc ói mửa

  • Sưng môi, lưỡi hoặc cổ họng của quý vị

  • Ngứa, ngứa da hoặc nổi mề đay

  • Da nhợt nhạt, lạnh, ẩm

  • Buồn ngủ

  • Nhầm lẫn

Online Medical Reviewer: Allen J Blaivas DO
Online Medical Reviewer: Daphne Pierce-Smith RN MSN
Online Medical Reviewer: Ronald Karlin MD
Date Last Reviewed: 7/1/2020
© 2000-2025 The StayWell Company, LLC. Tất cả các quyền được bảo lưu. Thông tin này không nhằm thay thế cho dịch vụ chăm sóc y tế mang tính chuyên môn. Cần luôn tuân theo sự chỉ dẫn từ chuyên gia chăm sóc sức khoẻ của quý vị.